Từ nội thành Hà Nội phải đi qua ít nhất một cây cầu bắc qua sông Hồng, mới tới được sân bay Nội Bài. Ngược lại nếu đi từ sân bay về nội thành cũng vậy.
Dưới đây sẽ là 7 cây cầu gần sân bay Nội Bài và khoảng cách giữa từng cây cầu tới sân bay.
Nội Bài đi Cầu Long Biên
- Địa chỉ: Phúc xá, Long Biên, Hà Nội
- Cầu Long Biên cách sân bay Nội Bài 27,5 km
- Tuyến đường: Từ sân bay đi theo đường Võ Nguyên Giáp => qua cầu Nhật Tân => rẽ trái sang đường Âu Cơ => đường Yên Phụ => đi lên lối cầu Long Biên.
Cầu Long Biên được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 khi Việt Nam chìm trong thời Pháp thuộc. Cầu được khởi công xây dựng năm 1898 và khánh thành năm 1902 cùng với hàng loạt công trình cầu, đường sắt khác do Pháp xây dựng.
Đến nay, Cầu Long Biên đã hơn 120 tuổi, là nhân chứng lịch sử chứng kiến sự thay đổi của thủ đô qua hơn một thế kỷ. Các tuyến tàu hỏa từ Hà Nội đi Hải Phòng, Yên Bái – Lào Cai, Thái Nguyên hầu như đều đi qua cầu Long Biên.
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, nối 2 quận Long Biên và Hoàn Kiếm của Hà Nội. Cầu hiện tại dành cho tàu hỏa, xe máy xe đạp và người đi bộ lưu thông.
Nội Bài Cầu Chương Dương
- Địa chỉ: Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cầu Chương Dương cách sân bay Nội Bài 29,4 km
- Tuyến đường: Từ sân bay đi theo đường Võ Nguyên Giáp => qua cầu Nhật Tân => rẽ trái sang đường Âu Cơ => đường Yên Phụ => Trần Nhật Duật => đi lên lối cầu Chương Dương.
Cầu Chương Dương được khởi công ngày 10/10/1983, thông xe ngày 30/6/1985. Thời điểm đó cây cầu này là “cứu cánh” cho giao thông Hà Nội khi mà chỉ có 2 cây cầu Long Biên và Thăng Long bắc qua sông Hồng.
Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, cầu Chương Dương là một chứng nhân lịch sử trong quá trình đổi mới đi lên của đất nước, là một phần lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Cầu chia làm 4 làn xe chạy, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5m, phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m.
Cây cầu này được xây dựng một cách nhanh chóng bằng các vật liệu “đầu thừa đuôi thẹo” trong sự dở dang của cầu Thăng Long.Các kỹ sư Việt Nam đã vận dung sáng tạo, “chế sửa” 2 loại dầm là dầm 105,28m và dầm 73,28m thành loại dầm 89,28m, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước.
Nội Bài đi Cầu Thăng Long
- Địa chỉ: Đông Ngạc, Đông Anh, Hà Nội
- Cầu Thăng Long cách sân bay Nội Bài 15,7 km
- Tuyến đường: Từ sân bay đi thẳng theo đường Võ Văn Kiệt là tới cầu Thăng Long (đường cho ô tô).
Cầu Thăng Long, còn gọi là Cầu Hữu Nghị Việt Xô, Cầu Thăng Long cách cầu Long Biên khoảng 11 km về phía thượng lưu sông Hồng. Cầu được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985.
Cầu Thăng Long có thời gian thi công lâu nhất (11 năm). Lý do của việc chậm trễ này là ban đầu do nhà thầu Trung Quốc giúp xây dựng, tuy nhiên đến năm 1978, Trung Quốc đã đơn phương phá vỡ cam kết, cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước. Công trình bị bỏ dở cho đến khi Liên Xô tiếp quản, viện trợ, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản kết thúc vào năm 1985.
Đây là cây cầu nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm, nối liền Thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ quan trọng đưa khách có thể đến Hà Nội và từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc.
Nội Bài đi Cầu Thanh Trì
- Địa chỉ: Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
- Cầu Thanh Trì cách sân bay Nội Bài 39 km
- Tuyến đường: Từ sân bay đi theo đường Võ Văn Kiệt => đi qua cầu Thăng Long => đi tiếp đường vành đai 3 => tới cầu Thanh Trì.
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, được khởi công năm 2002, hoàn thành vào năm 2007. Cầu nối liền quận Hoàng Mai với quận Long Biên, được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay. Đây là cây cầu nối tuyến cao tốc huyết mạch của Thủ đô nối đi các tỉnh phía Bắc.
Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư.
Nội Bài đi Cầu Nhật Tân
- Địa chỉ: Phú Thượng, Đông Anh, Hà Nội
- Cầu Nhật Tân cách sân bay Nội Bài 22 km
- Tuyến đường: Từ sân bay đi theo đường Võ Nguyên Giáp là tới cầu Nhật Tân.
Cầu Nhật Tân là một cây cầu tại thủ đô Hà Nội, đây là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện tại được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng. Cầu được xây dựng dưới sự tư vấn thiết kế và giám sát thi công của các đơn vị đến từ Nhật Bản.
Cầu Nhật Tân được khánh thành vào ngày 4/1/2015, từ đó rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội chỉ còn hơn 20 kilomet. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội.
Nội Bài đi Cầu Đông Trù
- Địa chỉ: Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
- Cầu Đông Trù cách sân bay Nội Bài 25,7 km
- Tuyến đường: Từ sân bay đi theo đường Võ Nguyễn Giáp => rẽ trái tại đường Trường Sa => đi thẳng là tới cầu Đông Trù.
Cầu Đông Trù là một cây cầu bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối huyện Đông Anh và quận Long Biên. Cầu khởi công năm 2006 và hoàn thành năm 2014. đây được coi là công trình không chỉ là bước đột phá trong tiến trình phát triển của thủ đô, mà còn là đòn bẩy góp phần thúc đẩy các khu công nghiệp, đô thị phía Bắc sông Hồng.
Cầu chỉ dài hơn 1 kilomet, có mặt cắt rộng 55m với 8 làn xe. Cầu Đông Trù được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên có ở khu vực Đông Nam Á.
Nội Bài đi Cầu Vĩnh Tuy
- Địa chỉ: Thanh Long, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cầu Vĩnh Tuy cách sân bay Nội Bài 35,6 km
- Tuyến đường: Từ sân bay đi theo đường Võ Nguyễn Giáp => rẽ trái tại đường Trường Sa => đi thẳng qua cầu Đông Trù => đi thẳng qua QL5 => rẽ phải ở đường Đàm Quang Trung => đi thẳng qua cầu Vĩnh Tuy.
Cầu Vĩnh Tuy khởi công từ năm 2005, chính thức thông xe vào ngày 25-9-2009, là một trong những cây cầu rộng nhất và dài nhất Việt Nam thời điểm đó. Cầu nối liền quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên. Từ năm 2010 tất cả các tuyến xe khách và xe trên 24 chỗ ngồi xuất phát từ trung tâm Hà Nội sang phía đông (Gia Lâm) đều phải qua cầu Vĩnh Tuy, thay cho trước kia được phép qua cầu Chương Dương.
Cầu Vĩnh Tuy hoạt động góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3 km, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên.
Cầu Vĩnh Tuy do thành phố Hà Nội đầu tư với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng được khánh thành năm 2010. Chiều dài tuyến chính cầu dài 5.800 m, phần vượt sông dài 3.700 m. Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19 m, đã được quy hoạch mở rộng trong giai đoạn hai là 38 m, trở thành cầu rộng nhất Việt Nam.
Trên đây là danh sách đầy đủ nhất về các cầu lớn gần sân bay Nội Bài mà hành khách có thể tham khảo. Hành khách có thể đặt xe của NoiBai Taxi để tới những địa điểm này nhanh nhất!
Chỉ cần truy cập noibai.com.vn là hành khách có thể đặt xe với mức giá rẻ nhất thị trường. Bạn cũng có thể gọi xe thông qua ứng dụng NoiBai Taxi được cài đặt trên smartphone. Hệ thống của Noi Bai Taxi luôn sẵn sàng phục vụ tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần giúp đỡ qua hotline: 0888.400.400.