Thông tin sân bay và các chuyến bay đến Buôn Ma Thuột

Những thông tin quan trọng về sân bay Buôn Ma Thuột mà các hành khách sắp có các chuyến bay hai chiều Nội Bài – Buôn Ma Thuột có thể quan tâm.

Sân bay Buôn Ma Thuột là sân bay nằm tại tỉnh Đắk Lắk, phục vụ chủ yếu nhu cầu đi lại của cư dân nơi khác với khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra, sân bay này cũng là cầu nối du lịch để phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Dưới đây là những thông tin quan trọng về sân bay Buôn Ma Thuột mà các hành khách sắp có nhu cầu gọi taxi Nội Bài để thực hiện lộ trình đi sân bay Buôn Ma Thuột.

Thông tin về sân bay Buôn Ma Thuột

  • Tên đầy đủ: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
  • Tên tiếng Anh: Buon Ma Thuot Airport (BMA)
    Địa chỉ: Xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak;
  • Mã IATA: BMV
  • Mã ICAO: VVBM
  • Đảm bảo khai thác các loại máy bay A320, 321 và tương đương.
  • Cấp sân bay: 4C
  • Sân bay dùng chung quân sự và hàng không dân dụng
  • Cơ quan điều hành: Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam
  • Năng lực thông qua: 1 triệu hành khách/năm
Sân bay Buôn Ma Thuột và thông tin các chuyến bay đến Buôn Ma Thuột
Sân bay Buôn Ma Thuột và thông tin các chuyến bay đến Buôn Ma Thuột

Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông tại tỉnh Đak Lak và khu vực Tây nguyên, là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ vùng trời khu vực tỉnh Tây Nguyên và biển đảo của Tổ Quốc

Sân bay này là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR 72, Fokker 70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm.

Sân bay do Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam quản lý. Trước 1975, đây là sân bay quân sự của Không quân Hoa kỳ và Không lực Việt Nam Cộng hòa.

Lịch sử xây dựng và phát triển Sân bay Buôn Ma Thuột

Bên trong Sân bay Buôn Ma Thuột
Bên trong Sân bay Buôn Ma Thuột
  • Sân bay Buôn Ma Thuột do người Pháp xây dựng năm 1950.
  • Năm 1968 Quân đội Việt Nam Cộng Hòa phục hồi lại và đưa vào sử dụng năm 1970 với chức năng là căn cứ chỉ huy không quân để thay cho Sân bay L19 tại thị xã Buôn Ma Thuột – tỉnh Đăk Lăk (với tên gọi đầu tiên là Sân bay Phụng Dực hay Hòa Bình).
  • Hòa bình lập lại, ngày 10/3/1977, Nhà nước đã mở lại các đường bay từ: Buôn Ma Thuột đi TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, với chức năng là Sân bay hàng không dân dụng.
  • Hoạt động khai thác tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thực sự nhộn nhịp bắt đầu từ năm 2000 trở lại đây cùng với chủ trương mở cửa, đổi mới của Đảng và Nhà nước.
  • Để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, trong các năm qua Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) đã đầu tư nhiều kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bay tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột.
  • Năm 2003, cải tạo và mở rộng đường HCC, đường lăn, sân đỗ tàu bay; lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu khu bay để tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A320, A321 và tương đương cả ngày lẫn đêm.
  • Quyết định số 977/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải xác định Thành phố Buôn Ma Thuột với vị trí địa lý mang tầm chiến lược đặc biệt, vốn được mệnh danh là Thủ phủ của Tây Nguyên nên Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được xây dựng với chức năng dùng chung cho hàng không dân dụng và nhu cầu quân sự.
  • Năm 2010, khởi công dự án “Xây dựng Nhà ga hành khách mới” công suất thiết kế đạt một triệu khách/năm. Ngày 24/12/2011, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã long trọng tổ chức khánh thành đưa nhà ga mới vào khai thác.

Các tuyến bay và các hãng hàng không

Các tuyến bay và các hãng hàng không ở sân bay Buôn Mê Thuột
Các tuyến bay và các hãng hàng không ở sân bay Buôn Mê Thuột
Hãng hàng khôngCác điểm đến
Bamboo AirwaysHà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Vinh, Đà Nẵng.
Pacific AirlinesTp. Hồ Chí Minh
Vietnam AirlinesCần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Quốc, Thanh Hóa, Tp. Hồ Chí Minh, Vinh
VietJet AirĐà Nẵng, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh.

Di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài bằng cách nào?

Sân bay Nội Bài cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30 km, nếu đi bằng xe ôm thì lại hạn chế hành lý, đi bằng xe bus thì hạn chế cả về hành lý và thời gian. Với lộ trình Hà Nội – Nội Bài, taxi là phương tiện tiện lợi nhất.

Taxi Nội Bài
Taxi Nội Bài

NoiBai Taxi là nhà cung cấp dịch vụ vận tải mới, giúp hành khách dễ dàng đặt được xe sang – giá hời ở các tuyến di chuyển trong thành phố, giữa các bến xe, tuyến Hà Nội đi Nội Bài, Nội Bài đi các tỉnh, hoặc là thuê xe riêng theo hợp đồng.

Chỉ cần truy cập noibai.vn là hành khách có thể đặt xe với mức giá rẻ nhất thị trường. Bạn cũng có thể gọi xe thông qua ứng dụng NoiBai Taxi được cài đặt trên smartphone. Tại đây, bạn có thể hẹn điểm đón, giờ đón, và yêu cầu dịch vụ thêm như vận chuyển hành lý, chờ ngoài sảnh,… Tiền cước xe sẽ thanh toán trực tiếp cho tài xế ở cuối hành trình.

Trên đây là các thông tin hữu ích nhất về Sân bay Pleiku. Hành khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xe đưa đón sân bay Nội Bài để đón chuyến bay hai chiều taxi sân bay Pleiku – sân bay Nội Bài chỉ cần truy cập noibai.com.vn là hành khách có thể đặt xe với mức giá rẻ nhất thị trường.

Bạn cũng có thể gọi xe thông qua ứng dụng NoiBai Taxi được cài đặt trên smartphone. Hệ thống của Noi Bai Taxi luôn sẵn sàng phục vụ tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần giúp đỡ qua hotline: 0888.400.400.

4.3/5 - (3 bình chọn)

Gọi ngay